Huế được mệnh danh là vùng đất của các công trình kiến trúc cổ và vô vàn danh lam thắng cảnh mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa. Trong số đó là hệ thống lăng tẩm cố đô Huế luôn là địa điểm thu hút du khách bậc nhất mỗi khi có dịp ghé thăm xứ Huế. Vậy ở Huế có bao nhiêu lăng tẩm? Đâu là lăng tẩm đẹp nhất ở Huế? Cùng Trứng đi tìm hiểu 7 khu lăng tẩm cố đô Huế mà bạn nhất định phải đến khi ghé thăm Huế thương nhé!
Tham quan lăng Gia Long
Nhắc đến lăng tẩm Huế, chúng ta không thể bỏ qua lăng Gia Long. Được xây dựng từ năm 1814 lăng Gia Long mất 6 năm mới hoàn thành. Đây là nơi yên nghỉ của vua Gia Long, vị vua đầu tiên trong số 13 đời vua nhà Nguyễn. Lăng Gia Long có diện tích lên tới 12.000m2 trước mặt có núi Đại Thiên Thọ làm tiền án. Bao quanh lăng là những thế hùng vĩ, tráng lệ với ngọn Đại Thiên Thọ “bảo vệ” phía trước cùng 28 dáng núi nhỏ bao bọc tả hữu xung quanh.
Toàn bộ lăng được phân thành 3 khu vực khác nhau: lăng tẩm của vua và hoàng hậu nằm ở vị trí trung tâm. Điện Minh Thành ở phía bên phải lăng tẩm, nơi đây được dùng để thờ phụng vua và hoàng hậu của đời thứ nhất. Nhìn sang trái, là một tấm bia khắc ghi những lời vua Minh Mạng từng viết ra một cách trang trọng.
Xung quanh khu vực lăng tẩm chính còn có rất nhiều lăng phụ lần cận. Tất cả các chi tiết này kết hợp cùng nhau tạo thành một quần thể trang nghiêm, kì bí vừa cuốn hút.
Lăng Gia Long đón khách mỗi ngày, đóng cửa khi tắt nắng. Thế nhưng, theo những người dân nơi đây, nên đến thăm lăng vào buổi chiều. Khi hoàng hôn xuống, nét đẹp của thiên nhiên sẽ phủ lên cảnh vật nơi đây một vẻ quyến rũ, bí ẩn khó tả.
Ghé thăm lăng Khải Định
Lăng Khải Định tọa lạc tại núi Châu Chữ, là khu lăng tẩm nổi tiếng và được nhiều người biết nhất trong số các lăng tẩm đẹp của Huế. Đây là nơi an nghỉ của vua Khải Định – vị vua thứ 12 của triều Nguyễn.
Dù có diện tích nhỏ nhất trong số cả lăng tẩm của 7 vị vua ở Huế nhưng đây lại là khu lăng tẩm mang dáng vẻ nguy nga lộng lẫy nhất và tốn nhiều thời gian để xây dựng nhất.
Về mặt kiến trúc, lăng mang nét đẹp trong phong cách xây dựng của cả phương Đông và phương Tây. Nét đẹp này vừa mang chất cổ điện vừa mang chất hiện đại tạo nên những dấu ấn riêng biệt. Lăng vua Khải Định trở thành biểu tượng độc đáo bậc nhất trong bản đồ các lăng tẩm ở Huế. Đáng chú ý là cung Thiên Định nằm ở vị trí trung tâm, chứa nội thất vô cùng quý giá và vẫn được giữ nguyên giá trị cho đến ngày nay.
Trải nghiệm kiến trúc lăng tẩm cố đô Huế ở Lăng Tự Đức
Một trong 7 lăng tẩm cố đô Huế thơ mộng nhất kinh thành có lẽ là lăng Tự Đức. Lăng được xây dựng tại một thung lũng hẹp. Lăng Tự Đức gồm 2 phần chính và được bố trí thành 2 trục dọc song song với nhau. Có núi Giáng Khiêm tiền án phía trước còn núi Dương Xuân làm hậu chẩm phía sau, hồ Lưu Khiêm cũng được chọn làm yếu tố minh đường.
Khi ghé thăm Tự Đức du khách sẽ cảm giác như mình đang lạc bước vào một công viên rộng lớn với cây xanh, bóng mát. Khuôn viên khu lăng tẩm có cả hồ nước, vườn hoa rất nên thơ.
Không chỉ mang vẻ cổ kính, bí ẩn như những công trình lăng tẩm cố đô Huế khác, lăng Tự Đức còn có rất nhiều cảnh đẹp, những góc check in đậm chất Huế thương.
Khám phá lăng tẩm bề thế uy nghiêm – Lăng Minh Mạng
Khi nhắc đến lăng tẩm ở Huế thơ mộng nhưng bề thế, uy nghiêm, người ta thường nghĩ ngay đến lăng Minh Mạng. Dù chỉ được xây dựng trong vòng 3 năm, nhưng lăng Minh Mạng vẫn được biết đến là một trong những lăng tẩm cố đô Huế đẹp nhất, công phu nhất.
Lăng được xây dựng trên ngọn núi Cẩm Khê, đứng từ trên cao du khách sẽ cảm nhận được toàn bộ bức tranh sơn thủy hữu tình của Hiếu Lăng trải dài. Lăng Minh Mạng được đánh giá là công trình uy nghi, chuẩn mực nhất thời nhà Nguyễn.
Mỗi ngày, lăng chỉ mở cửa đến 17h, thế nên, nếu có ý định ghé thăm nơi đây, du khách nên sắp xếp thời gian để không phải lỡ mất một bức tranh uy nghiêm rất đáng để chiêm ngưỡng khi tới xứ Huế.
Lăng tẩm cố đô Huế giản dị nhất – Lăng Dục Đức
Nhắc đến lăng tẩm Huế giản dị và đơn sơ nhất kinh thành. Là nơi an nghỉ của 3 vị vua triều Nguyễn là: Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân, lăng Dục Đức còn có tên gọi khác là An Lăng, tọa lạc tại làng An Cựu.
Lăng có diện tích khoảng 3500m2. Phía trước lăng là một cửa dạng vòm làm bằng gạch. Tiếp đến là sân Bái Đình, thế nhưng trong sân không đặt các tượng gạch như ở những lăng tẩm khác. Sau sân là cửa chính dẫn lối vào trong. Trong nhà có sập thờ, án thờ. Phía cuối là lăng mộ của ba vị vua.
Lăng Thiệu Trị – một nét đẹp yên bình của xứ Huế
Nếu những lăng tẩm ở Huế thường mang dáng vẻ uy nghi, nghiêm trang hay lộng lẫy thì lăng Thiệu Trị lại khác. Lăng Thiệu Trị chinh phục du khách bởi nét gần gũi, yên bình và quá đỗi trong lành. Nằm sát thủ Thuận Đạo, lăng Thiệu Trị ẩn mình giữa những vườn cây trái trĩu quả.
Tuy chỉ xây dựng trong vòng một năm, lăng Thiệu Trị vẫn khiến người đời sau ngưỡng mộ bởi kiến trúc đẹp mắt, tinh xảo, đầy tính thẩm mỹ. Người đời cho răng, lăng Thiệu Trị chính là sự giao thoa giữa nét đẹp của lăng Gia Long và cả Lăng Minh Mạng. Lúc sinh thời, vua Thiệu Trị đã nghiên cứu rất kỹ lăng của 2 vị vua đi trước để có thể xây dựng nơi an nghỉ hoàn hảo nhất cho mình.
Chiêm ngưỡng sự bề thế, uy nghiêm của lăng Đồng Khánh
Trải qua 35 năm, tới 4 đời vua (Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định) lăng Đồng Khánh mới chính thức được hoàn thành. Nằm ẩn mình giữa quang cảnh thiên nhiên um tùm, xanh mát, quần thể lăng tẩm cố đô Huế Đồng Khánh mang một nét đẹp không thể nhầm lẫn giữa kinh thành Huế uy nghiêm.
Lăng Đồng Khánh bao gồm 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau, sở hữu nhiều tượng đá với điện Ngưng Hy nổi bật với phần nội thất tinh xảo, nhiều tác phẩm sơn mài quý giá.
Ngày nay hệ thống lăng tẩm cố đô Huế vẫn còn nguyên vẹn những giá trị về lịch sử, nghệ thuật trang trí, điêu khắc và lối kiến trúc tinh xảo đậm chất con người đất Việt. Nếu có dịp đặt chân đến xứ Huế mộng mơ, bạn đừng ngần ngại ghé thăm các khu lăng tẩm cố đô Huế uy nghi mang đậm chất lịch sử này nhé. Getgo Việt Nam chúc bạn có một chuyến đi bổ ích.
Xem thêm: Du lịch Lăng Cô Huế khám phá vịnh biển quyến rũ nhất thế giới