Nếu bạn đang tìm kiếm một chốn tâm linh an yên và thanh tịnh giữa lòng Sài Gòn hoa lệ thì có lẽ chùa Bà Thiên Hậu là điểm đến vô cùng tuyệt vời. Nơi đây không chỉ thu hút du khách trong nước, ngôi chùa còn được nhiều du khách nước ngoài tìm đến tham quan khám phá. Cùng Trứng cùng Getgo Việt Nam tới thăm chùa Bà Thiên Hậu nhé!

Chùa Bà Thiên Hậu ở đâu?

  • Địa chỉ: số 710 đường Nguyễn Trãi, Quận 5, TP. HCM

Chùa Bà Thiên Hậu nằm trong khu trung tâm Chợ Lớn, ngay bên cạnh chùa là Hội quán Tuệ Thành – nơi người Hoa ở Quảng Đông Trung Quốc tập trung. Cách đó không xa là phố đi bộ Nguyễn Huệ với con đường rộng rãi cùng nhiều hoạt động vui chơi nhộn nhịp.

Chùa Bà Thiên Hậu mang vẻ đẹp uy nghiêm
Chùa Bà Thiên Hậu mang vẻ đẹp uy nghiêm

Chùa Bà Thiên Hậu được biết đến là ngôi chùa cổ nhất của người Hoa tại Việt Nam, có niên đại khoảng 256 năm. Ngôi chùa được xây dựng từ những năm 1760, trải qua bao lần trùng tu, sửa chữa nhưng nơi đây vẫn giữ được những dấu ấn kiến trúc độc đáo và mang tầm ảnh hưởng rất lớn tới đời sống văn hoá của người Hoa đang sinh sống tại đây. 

Sự tích về chùa Bà Thiên Hậu

Bà Thiên Hậu có tên thật là Lâm Mặc Nương, người Mi Châu, Phúc Kiến. Đây là một nhân vật có thật ở đời nhà Tống tại Trung Quốc. Truyền thuyết kể rằng, không như những đứa trẻ khác, Bà Thiên Hậu không được sinh ra sau 9 tháng 10 ngày mà lại được mẹ sinh ra vào tháng thứ 14. Càng lớn Lâm Mặc Nương càng bộc lộ khả năng thiên phú của mình trong lĩnh vực thiên văn, khi thường xuyên nhìn sao trời, đoán thời tiết, giúp đỡ dân chúng ngư phủ trong vùng. 

chua ba thien hau 1 1629967258
Chùa Bà Thiên Hậu nằm trong khu trung tâm Chợ Lớn

Trong một lần, người cha và hai anh trai của Lâm Mặc Nương chở muối đi bán ở tỉnh Giang Tây, giữa đường thuyền gặp bão lớn. Lúc ấy, Lầm Mặc Nương cùng mẹ dệt vải và trong lúc ngủ đã xuất thần để đi cứu cha và hai anh. Bà đã dùng răng cắn được chéo áo của cha, hai tay nắm hai anh.

su tich ba thien hau e1636989418829
Chùa Bà Thiên Hậu

Giữa lúc đó mẹ gọi bà thức giấc, bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi nên chỉ cứu được hai anh. Kể từ khi đó, chuyện lạ về khả năng của Lâm Mặc Nương ngày càng được loan xa, và bà trở thành vị thần được ngư dân tôn sùng. Họ thường xuyên khấn vái bà trong những lúc tàu thuyền gặp nguy nan. 

Khám phá chùa Bà Thiên Hậu có gì?

Kiến trúc chùa Bà Thiên Hậu đậm chất người Hoa ở quận 5

Đến với chùa Bà Thiên Hậu du khách không khỏi ấn tượng bởi lối kiến trúc, hình ấn vô cùng đặc sắc, bao gồm tổ hợp của 4 gian nhà liên kết với nhau tạo thành hình chữ “khẩu” hoặc chữ “quốc”. Chùa Bà Thiên Hậu ở quận 5 được xây dựng theo phong cách Á Đông thuần khiết. Từ lối kiến trúc tam quan, phần mái cách điệu, vách tường có phù điêu bằng gốm nung và hai hành lang hai bên. Tất cả đều gợi nên những giá trị lâu đời và phồn vinh của văn hóa Trung Hoa. 

checkin chua ba thien hau sai gon
Kiến trúc độc đáo tại chùa Bà Thiên Hậu

Tiền điện chùa Bà Thiên Hậu

Tiền điện chùa Bà Thiên Hậu có đặt bàn thờ Phúc Đức Chánh thần ở ngay bên phải. Đồng thời, bàn thờ Môn Quan Vương Tả được bố trí ở bên trái. Tới đây, bạn còn được chiêm ngưỡng các bia đá ghi lại truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu cùng những bức tranh vẽ Bà đang hiển linh trên sóng nước. 

Khu Trung Điện

Là nơi đặt bộ lư “Phát Lan” từ thời vua Quang Tự. Bộ tư gồm 5 món, được điêu khắc vô cùng tỉ mỉ và tinh xảo với hai bên là chiếc thuyền rồng cổ chạm khắc hình nhân và những chiếc kiệu cổ sơn son thếp vàng dùng để rước bà Thiên Hậu vào ngày vía bà.

Khu hậu Điện

Hậu điện gồm 3 gian, gian giữa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, Kim Hoa Nương Nương và Long Mẫu Nương Nương. Hai gian phụ đặt các tượng thờ Quan Thánh, Địa Tạng và Thần Tài.

Nơi cầu nguyện và xin xăm vô cùng linh thiêng

Chùa Bà Thiên Hậu từ lâu đã nổi tiếng linh thiêng khắp Sài Gòn. Chính vì thế, vào mỗi dịp lễ Tết hoặc các ngày rằm mùng 1 hàng tháng, chùa lại tấp nập người đến để cầu mong những điều tốt đẹp về công danh, tài lộc, tình duyên. 

301187680 5937917199556314 3204077279836788954 n
Chùa Bà Thiên Hậu từ lâu đã nổi tiếng linh thiêng khắp Sài Gòn

Đặc biệt, giới trẻ nơi đây còn được truyền tai nhau về việc xin xăm Chùa Bà Thiên Hậu. Đây là một hình thức tín ngưỡng như các xin quẻ để đoán được các vấn đề trong tương lai. Giúp người xin chủ động gặp khúc mắc và tận hưởng những điều tốt đẹp nhất. 

Hình ảnh những bó nhang cuộn tròn treo lơ lửng

Chùa Bà Thiên Hậu gây ấn tượng với du khách bởi những phong cách trang trí vô cùng độc đáo và tinh tế. Bên cạnh những lư hương truyền thống, chùa còn treo những bó nhang xoắn ốc lơ lửng giữa khuôn viên làm tăng thêm sự hoài cổ vàng huyền bí cho nơi đây. 

278688587 4873677772727350 5112456865478199783 n
Chùa Bà Thiên Hậu gây ấn tượng với du khách bởi những phong cách trang trí vô cùng độc đáo và tinh tế

Tọa độ check in hoài cổ lý tưởng

check in chua ba thien hau e1636989572694
Không gian check in hoài cổ

Chùa Bà Thiên Hậu mang đậm nét đẹp truyền thống Trung Hoa cứ thế níu chân du khách tại nơi đây. Bức tường sớ màu hồng bắt mắt, khu hàng ràng xanh vững chãi và hai bức tường gạch tựa như những con ngõ nhỏ Trung Hoa.

143775914 5328047210553658 2174142407941160022 n
Nét đẹp cổ kính tại chúa khiến cho những bức hình trở nên hoài niệm

Những lưu ý khi ghé thăm Chùa Bà Thiên Hậu

Là chốn linh thiêng nên dù tới tham quan hay khám phá, bạn cũng nên lưu ý một vài điều sau: 

  • Giữ cho tâm tịnh, ý sáng, trang phục chỉnh tề
  • Đồ thắp hương và lễ vật có thể mua tại cổng Chùa. Bạn có thể tự chuẩn bị đồ hoặc nhờ người sắp lễ sẵn
  • Vào những ngày rằm, lễ Tết, chùa thu hút rất đông khách thập phương. Nếu tới chùa trong thời điểm này cần lưu ý bảo quản tư trang cẩn thận.
  • Không tự ý chụp ảnh những nơi có quy định cấm tại Chùa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *